Bước Thứ Bốn: Chủ Khách Tương Phùng

 

 

Khi chúng ta tiến triển trong việc thực hành tĩnh niệm của chúng ta th́ càng ngày chúng ta càng cảm thấy có công hiệu hơn. Việc tiến triển này giúp đáp ứng hơn nữa đối với tác động của Chúa Thánh Thần. Bấy giờ Khách nên một với Chủ trong mọi phương diện, làm cho Khách không ham thiết ǵ nữa. Trạng thái này xẩy ra trong đời sống thường nhật, khi mà Khách không c̣n toan tính ǵ cho cái tôi biệt lập riêng tư của ḿnh nữa, song chỉ nghĩ tưởng hay hành động theo ơn thúc gọi. Trạng thái lúc ấy được D.T. Suzuki phác họa như sau:

 

Chủ và Khách không c̣n quyện lấy nhau nữa, mà là tiến tới một cuộc tương phùng. Hai mũi tên giờ đây ở trong ṿng tṛn, có ư nói lên rằng việc giao tiếp, hay việc di động của Chủ và Khách, không c̣n mơ hồ và vô t́nh nữa, mà là tự động và bất khả kiệt. Trong việc nhận thức của linh hồn, hay của Khách cũng vậy, th́ các giới hạn của “bản thân” đều bị bỏ xó và dường như không c̣n làm cho cuộc sống của họ bị g̣ bó nữa. Một loại “bản thân” mới bao quyện lấy việc di động của cả Chủ lẫn Khách ấy. Mấy vần thơ sau đây của thiền sư Hang-Sơn Lương-Chi về Bước Thứ Bốn này là:

 

“Một khi đạt tới Cuộc Tương Phùng:

Lúc mà hai sắc cạnh chéo trùng,

Song không cần ǵ phải rút lại.

V́ tay kiếm sĩ cừ khôi ấy

Như huệ nở ra trong lửa hồng

Người có trong ḿnh và từ ḿnh

Một thiên đ́nh chót vót thần linh”.

 

“Lúc mà hai sắc cạnh chéo trùng” tức là điều mà, ở trong Bước Thứ Bốn này, người ta nhận thấy được tính chất ư hợp tâm đồng (mutuality and reciprocity) yêu thương giữa Thiên Chúa và linh hồn. Yù nghĩa “duy nhất” này là một trong những đặc tính của t́nh yêu. Linh hồn “biết Thiên Chúa như linh hồn được Thiên Chúa biết” (1Cor.13:12).

 

Đối với một linh hồn đạt đến được mối t́nh thân yêu thương như vậy, Thiên Chúa sẽ không c̣n là một Vị Thiên Chúa vô t́nh (an impersonal God) nữa, mà là một Đấng hết sức có t́nh, nếu không muốn nói là siêu t́nh (transpersonal). Hữu Thể Vô Cùng, trong mối t́nh tuyệt đối vô hạn của ḿnh, bấy giờ được linh hồn cảm thấy Ngài chia sẻ t́nh yêu của Ngài cho ḿnh. Vị Thiên Chúa tuyệt đối đáng khát vọng (The supreme desirable God) bấy giờ được linh hồn cảm thấy như là một “Vị Thiên Chúa khát vọng” (desiring God), đang ban ḿnh ra cho linh hồn.

 

Theo ngôn từ của thiền sư Hang-Sơn Lương-Chi th́ linh hồn “như huệ nở ra trong lửa hồng”. Nghĩa là linh hồn, khi gặp gỡ ngọn lửa yêu thương của Thiên Chúa, trở nên một mầu sáng hơn và một mùi thơm hơn, như huệ nở ra trong ngọn lửa hồng vậy. Một linh hồn như thế quả là “có trong ḿnh và từ ḿnh một thiên đ́nh chót vót thần linh”.

 

Chúng ta điển h́nh cho tŕnh độ thân t́nh với Thiên Chúa này  nơi biến cố Thần Gabiên đến cùng Mẹ Maria truyền tin mầu nhiệm Nhập Thể (Lk.1:20). Suy tưởng đến “lời chào Thiên Thần” ấy, Thánh Bơ-Na đă viết như sau:

 

“Mẹ Maria đầy Thần Tính ở trong Mẹ một cách thực thể, Mẹ đầy Thánh Linh đến nỗi đă bởi Ngài mà thụ thai. Thiên Chúa đă bỏ túp lều của ḿnh mà đến như một quyền năng điều hành công cuộc của ḿnh để hân hoan nhiệt t́nh t́m kiếm Đức Trinh Nữ Ngài yêu thương” (SC 67:8)

 

Trong những lời dẫn giải về Sách Diễm T́nh Ca – câu “Tôi thuộc về Người Yêu của tôi và Người Yêu của tôi thuộc về tôi” - Thánh Bơ-Na đă viết thế này:

“Không thể nào hồ nghi được t́nh yêu thương nhau giữa Tân Lang và Tân Nương bừng cháy như một ngọn lửa trong hỏa ḷ. Và trong cái tính chất tương cảm ấy, chúng ta thấy được niềm hạnh phúc tuyệt vời của Tân Nương cũng như ḷng từ ái lạ lùng của Tân Lang. Đây là một bí mật không ai có thể cho ḿnh là người hiểu được trọn vẹn, trừ những ai có tâm hồn và thân xác vẹn tuyền mới xứng cảm được một cái ǵ tương tự như vậy nơi bản thân họ. V́ nó chính là mầu nhiệm yêu thương. Bởi thế, không phải cứ bàn căi hay lư sự là chúng ta đạt thấu mầu nhiệm này, mà là ở tại việc tuân hợp ư muốn của ḿnh” (SC 83:3).

 

“Việc tuân hợp ư muốn” này là điều Thánh Bơ-Na muốn nói lên đối với trực nghiệm của việc gắn bó nhau. Khác với việc chấp nhận của trí khôn qua trung gian ngôn ngữ, việc gắn bó yêu thương là một thân t́nh trực tiếp và trọn vẹn. Trong Bài Hội 83 về Diễm T́nh Ca, Thánh Bơ-Na đă viết:

 

“Chính nhờ việc tuân hợp yêu thương mà linh hồn được hôn ước với Lời, tức là, khi tỏ ḷng mến yêu vào chính lúc được yêu mến, linh hồn tỏ ḿnh ra ở chỗ tuân hợp ư muốn của ḿnh với Đấng linh hồn theo bản tính đă được nên giống. Ở chỗ tuân hợp này, nếu linh hồn yêu mến Người trọn vẹn th́ linh hồn sẽ trở nên Tân Nương của Người. Đây thực sự là một cuộc hợp kết nhiệm hôn. Thế nhưng, gọi đây là một cuộc hợp kết cũng c̣n rất thiếu sót; mà phải gọi là một niềm khắn khít. Ở đây chúng ta thực sự có một niềm khắn khít thiêng liêng, qua những ǵ tương đồng và tương khắc đang từ hai biến thành một tinh thần. Cũng không việc ǵ phải sợ cái chênh lệch giữa hai con người, kẻo mối lo âu này làm hụt hẫng việc ḥa hợp hai ư muốn, v́ t́nh yêu không hề biết đến sợ hăi. Yêu thương là việc bộc lộ  t́nh cảm chứ không phải là việc tỏ ḷng cung kính. Yêu thương tự ḿnh đă toại nguyện rồi. Khi t́nh yêu xuất hiện, nó tự khắc phục và chủ trị tất cả mọi t́nh cảm khác. Để rồi linh hồn yêu mến chỉ biết mến yêu, không c̣n biết ǵ khác ngoài yêu mến. Lời thật sự là Đấng đáng được kính tôn, chúc tụng và ngợi khen, song được mến yêu th́ Người bao giờ cũng thỏa măn hơn” (SC 83:3)

 

Như thế, Thánh Bơ-Na đă diễn tả t́nh yêu không phải là một cái ǵ tùy nghi trong việc theo đuổi cảm nghiệm chiêm niệm, mà là chính yếu tính của cảm nghiệm này; mức độ yêu thương này không bị giới hạn bởi những tư tưởng ba phải, mà là việc hoàn toàn ḥa tan thực sự. Nó tùy thuộc ḿnh vào tất cả mọi tài năng khác, kể cả việc chủ thể mến yêu nhận thức bản thân ḿnh. Đó là ư nghĩa câu Chúa nói trong Phúc Aâm Thánh Luca về “một điều cần duy nhất”:

 

“Trong cuộc hành tŕnh, Chúa Giêsu đă đến một làng kia, th́ có một người nữ tên là Matta đón rước Người tại nhà chị. Chị có một em gái là Maria, người ngồi dưới chân Chúa để nghe Người nói. Bấy giờ Matta đang bận tâm với các thứ việc phục dịch lên tiếng: ‘Chúa ơi, Chúa không thấy là em con để một ḿnh con lo đủ mọi thứ tiếp đăi hay sao? Xin Chúa nói với nó giúp con với!’ Nhưng Chúa trả lời: ‘Matta, Matta, con lo lắng phiền hà nhiều thứ quá, trong khi chỉ cần có một ít thôi; đúng thế, chỉ có một điều cần mà thôi. Chính Maria là người đă chọn phần tốt hơn rồi. Phần của nó không ai lấy đi được cả’” (Lk.10:38-42).

 

Maria dường như đă nắm được chiếc ch́a khóa cảm nghiệm chiêm niệm, v́ Chúa Giêsu xác nhận rằng chị đă chọn phần tốt hơn và là phần không ai lấy mất của chị được. Hăy lưu ư là Chúa Kitô đă ngụ ư nói đến cảm nghiệm chiêm niệm này như “một điều cần duy nhất” vậy.

 

Có một truyện cổ tích Trung Hoa cũng nói đến “một điều cần duy nhất” sẽ giúp chúng ta hiểu việc Chúa muốn nói đến ấy. Câu truyện kể như sau:

 

“Ở Trung Hoa, vào thế kỷ thứ chín, có một vị ẩn sĩ tên là Gutei (Chu-Chi). Trước khi vị ẩn sĩ Chu-Chi này có được cảm nghiệm chiêm niệm th́ thày đă sống một ḿnh ở dưới chân của một ngọn núi. Đó là một nơi thanh vắng, rất tốt cho việc tĩnh niệm, và Chu-Chi ngồi trong túp lều của ḿnh rất nhiều giờ. Ở bên ngoài, lá thu theo gió bay đi rơi xuống đất. Vào canh khuya thứ nhất, vầng trăng lờ mờ chiếu tỏa. Từ trong bóng tối xuất hiện một nhân vật tiến vào túp lều của vị ẩn sư. Đó là ni-cô Jissa (Hoa-Mai), trong bộ áo tư tế, đội cái nón rộng và cầm chiếc gậy đi đường.

Theo tục lệ Trung Hoa, khi hai người gặp nhau, họ bỏ mũ ra chào nhau. Thế mà, Hoa-Mai đă không làm theo như vậy. Bà bất lịch sự đến nỗi đi ṿng quanh vị ẩn sĩ Chu-Chi ba lần không hề bỏ nón ra; đoạn đứng thẳng trước mặt Chu-Chi mà nói: ‘Nếu cho tôi biết cái then chốt của cảm nghiệm chiêm niệm th́ tôi sẽ bỏ nón ra’.

 

Aáy thế mà ẩn sĩ Chu-Chi bị tắc nghẽn, v́ cặp mắt tâm linh của ông chưa mở ra. Hoa-Mai lại đi ṿng quanh vị ẩn sĩ một lần nữa và lập lại lời yêu cầu của ḿnh. Thấy rằng Chu-Chi vẫn chưa đáp lời ḿnh, bà bắt đầu bỏ đi. Bấy giờ Chu-Chi mới nói: ‘Trời tối rồi sao không ở lại đây đêm nay?’. Hoa-Mai đáp lại: ‘hăy cho tôi biết cái then chốt cảm nghiệm chiêm niệm th́ tôi sẽ ở lại’. Chu-Chi không nói được ǵ, và Hoa Mai đă ra đi trong đêm tối”.

(Zenkei Shibayama, Zen Comments on the Mumonkan;

New York: A Mentor Book, 1974, pp. 43-50).

 

Giả sử Hoa-Mai nhắc lại câu hỏi trên với bạn, bạn có trả lời được không? Trừ khi qúi bạn trải qua Bước Thứ Bốn này, bằng không qúi bạn sẽ không thể nào làm thỏa măn được Jissa.

 

“Theo truyện kể th́ đêm hôm đó, vị ẩn sĩ Chu-Chi đă trằn trọc trên gường thầm trách ḿnh, ‘Ta đúng là đồ vô dụng! Không thể nào như thế được. Ngày mai ta phải bỏ ngọn núi này đi t́m thày chỉ dạy cho ta mới được’. Tuy nhiên, khi Chu-Chi ngà ngà thiếp ngủ th́ thiên thần bản mệnh của ông hiện ra trong giấc ông mơ mà nói: ‘Tiểu đồ đừng có bỏ ngọn núi này đi đâu cả. Sẽ có một vị sư  phụ sống động đến thăm tiểu đồ. Ông sẽ chỉ vẽ cho tiểu đồ’. Sau giấc mơ đó, Chu-Chi quyết định ở lại nơi ẩn tu của ḿnh và chờ đợi vị sư phụ đó tới.

 

Đúng thế, vài ngày sau, vị sư phụ Tenryu (Tiên-Lung) tới thăm túp lều của vị ẩn sĩ này. Chu Chi đă kể cho vị sư phụ ấy tất cả câu truyện, rồi hỏi rằng: ‘Cái mấu chốt của cảm nghiệm chiêm niệm là ǵ?’ Chu-Chi chưa kịp nói xong th́ Tiên-Lung đă giơ thẳng một ngón tay lên. Chu-Chi liền hiểu ngay và đă khám phá ra được mấu chốt của cảm nghiệm chiêm niệm’”.

(cùng nguồn vừa trích dẫn trên đây)

 

Cử chỉ giơ một ngón tay lên của sư phụ Tiên-Lung đă làm như câu trả lời cho vấn đề của vị ẩn sư Chu-Chi có một tầm mức quan trọng. Nó cũng giống như câu Chúa Giêsu nói với Matta về việc “chỉ có một điều cần” và “Maria đă chọn phần tốt hơn”.

 

Ngay cả trong Phúc Aâm, dấu hiệu “Ngón Tay Thiên Chúa” cũng được dùng để diễn tả tác động của Chúa Thánh Thần. Thánh Luca đă nói với chúng ta cách Chúa Giêsu dùng “Ngón Tay Thiên Chúa” để khu trừ ma qủi (Lk.11:20). Bản thánh ca cho Lời Nguyện Kinh Tối Thứ Nhất của Lễ Thánh Thần Hiện Xuống cũng dùng h́nh ảnh “Ngón Tay Thiên Chúa” để chỉ về Chúa Thánh Thần như sau:

 

“Ngài là Đấng An Uûi,

Là tặng ân qúi nhất của Chúa trên cao;

Là Suối Nước sự sống, là T́nh Yêu sống động.

Ngài là Đấng có Bảy Hồng Aân,

Là Ngón của bàn tay phải Thiên Chúa;

Lời hứa của Ngài dạy dỗ những kẻ bé mọn,

Cho họ biết nói năng và thấu hiểu”.

 

Dẫn giải về truyện cổ tích Chu-Chi, thiền sư Mumon Ekai (1183-1260) nhận thấy rằng:

 

“Việc giác ngộ của Chu-Chi  không phải là ở nơi ngón tay. Hiểu thấu câu truyện này, qúi bạn sẽ thấy sư phụ Tiên-Lung, ẩn sĩ Chu-Chi và qúi bạn, thật ra cả hoàn cầu này, tất cả đều được cái que thịt nướng xuyên qua”.

(Zenkei Shibayama, Zen Comments on the Mumonkan;

New York: A Mentor Book, 1974, p. 43).

 

Sự hiệp nhất chan ḥa tất cả hoàn vũ này được diễn tả trong việc giơ lên một ngón tay. Ngón tay không phải là sự hiệp nhất, thế nhưng sự hiệp nhất lại ở nơi ngón tay. Nếu cái mấu chốt của cảm nghiệm chiêm niệm không phải ở nơi ngón tay th́ nó ở đâu? Chúng ta được dặn ḍ cho biết rằng đừng hiểu sai chữ “ngón tay”. Vậy th́ cái ǵ ở trước mặt qúi bạn? Cái ǵ đứng đằng sau qúi bạn? Theo giác quan th́ ngón tay được trông thấy trước mắt qúi bạn. Bản thân cố gắng nắm được cái cụ thể của sự vật ấy và đồng hóa với những ǵ trí khôn hay cảm giác tỏ cho biết về sự vật ấy.

 

Tuy nhiên, đây cũng chưa phải là “một điều cần duy nhất”. Nỗ lực của “cái tôi” để nắm giữ cái thế giới cụ thể này phải để cho nó qua đi, hay ngược lại, cái quan niệm về “vạn sự” sẽ làm lu mờ con mắt nội tâm là khả năng giúp cho con người thấy được “chỉ có một điều cần duy nhất”. “Matta, Matta, con bận tâm về ‘nhiều’ thứ, song chỉ có một sự cần duy nhất mà thôi”. Cái tôi đồng hóa với cái “vạn sự” là cái phải được loại trừ và bỏ lại. Cái tôi này phải chết đi. Bấy giờ con mắt nội tâm của chúng ta mới mở ra và chúng ta mới có thể thấy được “Ngón Tay Thiên Chúa” trong mọi sự. Cảm nghiệm chiêm niệm của chúng ta ở nơi Cái Nhất Hữu. Dù chúng ta đứng hay ngồi, đến hay đi, tất cả không là ǵ khác ngoài “Ngón Tay Thiên Chúa” ở nơi chúng ta. Ngón Tay này là mấu chốt của chúng ta và sẽ không rời khỏi chúng ta. Tất cả mọi sự khác sẽ qua đi, nhưng Ngón Tay ấy sẽ không qua đi. Sau đây là một bài thơ khác của vị Thiền Sư Đông Phương phác tả tầm quan trọng của “Một ngón tay”:

 

“Korei nhẹ nhàng giơ ngón tay,

Mà đại kiều Núi A lại bổ làm hai!

Cho gịng sông cả

Chảy qua núi dài”.

 

Tác động của “Một ngón tay” năng động và lạ lùng biết bao! Đó là quyền năng của Thánh Thần. Việc Thần Linh làm th́ sáng tạo và huyền nhiệm. Như ngón tay của Korei xẻ núi ra làm hai để cho gịng sông chảy qua rặng núi thế nào, Thánh Linh cũng làm quang sáng cái mù ḷa dầy đặc sừng sững trước con mắt nội tâm của chúng ta như vậy, để con sông của Chúa Duy Nhất chảy qua “vạn sự”. Thánh Linh là Đấng chỉ cho chúng ta thấy cái mấu chốt cảm nghiệm chiêm niệm. Thánh Linh cũng chính là mấu chốt đó. Chính Thần Linh là Đấng mang chúng ta tới với Chúa Kitô và tỏ Chúa Kitô cho chúng ta. Chúa của chúng ta đă bảo đảm với chúng ta rằng: “Thần Linh sẽ tỏ cho các con biết tất cả những ǵ Ta đă nói với các con” (Jn.14:26). Thánh Linh là sự hiệp nhất, là t́nh khắn khít với nhau giữa Chủ và Khách, giữa Thiên Chúa và linh hồn.

 

C̣n một tích truyện vui sâu sắc khác cũng hợp với Bước Thứ Bốn này như sau:

 

“Một tu sĩ lữ hành hỏi bà cụ phải đi con đường nào để tới được Ngọn Núi Khôn Ngoan. Bà cụ trả lời: ‘Cứ đi thẳng!’. Thế nhưng, vị tu sĩ vừa đi được mấy bước th́ bà lên tiếng: ‘Oâng ta coi có vẻ là một tu sĩ khôi ngô, nhưng  sao ông lại quẹo sang ngang như thế nhỉ!’”.

 

Ngọn Núi Khôn Ngoan đây là núi thánh. Từ xa xưa đă có nhiều nhà tu hành chiêm niệm sống trên ngọn núi này. Các vị tu hành đang học tập chiêm niệm sẽ tiến tới núi ấy. Bà cụ già sống ở dưới chân Núi Khôn Ngoan. Bà mở quán trà bên con đường dẫn đến Ngọn Núi ấy. Bất kỳ khi nào có một vị tu sĩ nào hỏi bà: “Tôi phải đi lối nào để tới Ngọn Núi Khôn Ngoan?”, th́ câu trả lời duy nhất của bà bao giờ cũng là “Xin cứ đi thẳng!”. Bà sẽ không bao giờ nói với vị tu sĩ rằng “Xin hăy quẹo sang hướng Đông” hay “Xin hăy quẹo sang hướng Tây”, mà chỉ nói rằng “Xin hăy cứ đi thẳng!”. Thế nhưng, khi vị tu hành quẹo rẽ để bắt đầu bước về hướng Ngọn Núi th́ bà tỏ ra khinh thường nh́n theo vị ấy mà lập lại rằng: “Cả vị tu hành này nữa! Nh́n th́ có vẻ khôi ngô tuấn tú, song lại là một vị tu hành vụng về!”.

 

Con đường dẫn đến Ngọn Núi Khôn Ngoan này là con đường dẫn đến Sự Thật. Khôn ngoan ở trong chính con người ḿnh. Như Chúa Giêsu phán: “Nước Thiên Chúa ở trong qúi vị”. Nếu qúi bạn thực sự t́m kiếm Nước Thiên Chúa là một điều cần duy nhất, th́ qúi bạn sẽ không xiêu vẹo theo đường này ngả kia. Nếu qúi bạn đi đứng xiên xẹo, bà cụ già ấy sẽ bảo qúi bạn rằng: “Nh́n th́ có vẻ khôi ngô, nhưng qủa thực là một tu sĩ vụng về!”. Qúi bạn sẽ không bao giờ tới được Ngọn Núi Khôn Ngoan cho đến khi qúi bạn giác ngộ từ ở trong ḷng. T́m kiếm nó ở bên ngoài con người ḿnh th́ có lợi ǵ chứ? Chúa Giêsu đă nói với người phụ nữ Samaritanô rằng:

 

“Thứ nước mà Ta cho

sẽ thành một suối nước trong chị

vọt lên sự sống đời đời” (Jn.4:14).

 

Đạo lộ dẫn đến khôn ngoan là một cuộc hành tŕnh nội tâm. Con đường bên ngoài dẫn đến Núi Thánh chỉ là một biểu hiệu mà thôi. Thế nhưng, một khi cái tôi của chúng ta được thoát khỏi dính bén với con đường bề ngoài để thực sự bắt đầu cuộc hành tŕnh nội tâm, th́ các Bước đưa tới chiêm nghiệm trở nên những bước trực tiếp dẫn chúng ta tới với vị Chủ, Đấng tiếp nhận chúng ta và là Đấng đến đón gặp chúng ta hết sức lạ lùng. Chúng ta không cần đi đến núi ấy nữa. Núi ấy đă đến với chúng ta. Ngọn núi “xẻ làm hai” và các gịng sông chảy nước sự sống ngang qua đó. Khoảng cách không c̣n nữa, các biến chuyển không c̣n tuần tự theo nhau nữa. “Giờ đă đến”, Chúa Giêsu phán, “và nay đă đến rồi, lúc mà chúng ta sẽ tôn thờ Chúa Cha trong tinh thần và chân lư” (Jn.4:24).

 

Chúa Giêsu cũng nói về Khôn Ngoan liên quan đến núi. Người đă phán với người phụ nữ Samaritanô rằng:

 

“Này chị, chị hăy tin Ta đi, đă đến giờ rồi đó, khi mà các người không c̣n tôn thờ Chúa Cha trên núi này hay ở Gialiêm nữa. Các người tôn thờ điều các người không biết, chúng tôi tôn thờ điều chúng tôi biết, v́ việc cứu chuộc bắt nguồn từ Người Do Thái. Thế nhưng, “giờ đang đến, và nay đă đến rồi, lúc mà những ai tôn thờ đích thực sẽ tôn thờ Chúa Cha trong tinh thần và chân lư. Thiên Chúa là thần linh, nên ai tôn thờ Ngài cũng phải tôn thờ trong tinh thần và chân lư” (Jn.4:21-24).

 

Đan sĩ chúng ta đi t́m kiếm Ngọn Núi Khôn Ngoan cũng thế. Không nhận ra con người nội tại của ḿnh, người đan sĩ đă làm đúng như lời bà già ấy nói, quay đầu đi thẳng lên núi, nhưng núi lại ở ngoài họ. Không thể nhịn được cười, bà ǵa ấy mới nói: “Oâng ta coi bộ khôi ngô, nhưng lại đi lạc lối!’”.

 

Chúa Giêsu nói với người phụ nữ Samaritanô: “Các người tôn thờ điều các người không biết”, Chúa Giêsu cũng nói với chúng ta như vậy: “Con tôn thờ điều con không biết”.

 

Bà lăo già này là ai? Bà có ư nói ǵ khi bảo vị tu sĩ “cứ đi thẳng”? Tại sao bà lại cười khi họ hiểu theo nghĩa đen lời của bà mà đi lạc đường như vậy? Đây là những vấn đề sâu xa cần con mắt nội tâm của chúng ta mở ra trước đă, th́ chúng ta mới có thể nắm được ư nghĩa của chúng. Thế nhưng, khi chúng ta làm như vậy, chúng ta cũng nắm được cả cái mấu chốt cảm nghiệm chiêm niệm nữa.

 

Trong thư đệ lên Đức Giáo Hoàng Eugênê III, Thánh Bơ-Na viết:

 

“Chúng ta không được hài ḷng với việc suy niệm về Thiên Chúa qua tạo vật thôi. Chúng ta phải đi sâu vào nôi cung của ḿnh nữa. Nhờ ơn đặc biệt, linh hồn muốn đón nhận Ngài từ trời xuống tới đáy ḷng của ḿnh, xuống tới tâm điểm t́nh yêu của ḿnh, linh hồn muốn được Đấng ḿnh ao ước hiện với với ḿnh không những bằng h́nh thức chất thể, mà c̣n bằng việc ḥa hợp nội tại nữa, không phải bằng việc xuất hiện bề ngoài, mà bằng gắn bó bên trong với linh hồn” (SC 31:6).

 

Trong Bài Giảng Mùa Vọng, Thánh Bơ-Na nói:

 

“’Việc đi vào bên trong’ ấy không có ǵ là cách biệt, không dành riêng cho một ai, không có ǵ là phức tạp cả. Nó chính là nền tảng và là tính chất của Phúc Aâm, v́ “Nước Thiên Chúa ở trong qúi vị”. Nó không bắt anh em, thưa anh em, phải vượt qua biển khơi, phải vượt thấu mây trời, hay phải vượt trèo rặng Hy Mă Lạp Sơn để t́m kiếm Thiên Chúa. Không có cuộc hành tŕnh nào khẩn thiết hơn đối với anh em bằng cuộc hành tŕnh này. Đừng t́m kiếm ǵ xa xôi hơn ở chính linh hồn anh em, nơi anh em sẽ gặp được Thiên Chúa của ḿnh”.

(Advent Season, Sermon 1 Seasons & Festivals of the Year. Vol., I;

transl. Mount Melleray Abbey;

Westminster, Md., The Carroll Press, 1950, pp. 1ff)